Đặc điểm 7_Iris

Kích cỡ của mười tiểu hành tinh đầu tiên được phát hiện so với Mặt Trăng của Trái Đất. Iris nằm ở vị trí thứ tư từ phải sang.Quỹ đạo của Iris so với Trái Đất, Sao Hỏa và Sao Mộc.

Quỹ đạo

Iris tới gần Sao Hỏa với khoảng cách 0.4AU một cách đều đặn. Lần tiếp theo việc này xảy ra là vào ngày 2 tháng 11 năm 2054.[9]

Địa chất

Iris là một tiểu hành tinh kiểu S. Bề mặt của nó rất có thể có những suất phản xạ khác nhau, với một khu vực sáng lớn nằm trên bán cầu bắc.[10] Nhìn chung bề mặt của Iris rất sáng và có khả năng bao gồm các kim loại niken-sắt cũng như silicat magiêsắt. Quang phổ của tiểu hành tinh này tương đồng với LLL chondrite,[11] vì vậy có thể những thiên thạch này được bắt nguồn từ Iris.

Trong số các tiểu hành tinh kiểu S, Iris đứng thứ năm về đường kính trung bình, sau Eunomia, Juno, AmphitriteHerculina.

Độ sáng

Bề mặt sáng và khoảng cách gần với Mặt Trời khiến Iris vật thể sáng thứ tư trong vành đai tiểu hành tinh, sau Vesta, CeresPallas. Nó có cấp sao +7.8, gần bằng Sao Hải Vương và có thể dễ dàng nhìn thấy được bằng ống nhòm tại hầu hết các xung đối. Ở những xung đối nhất định nó còn sáng hơn Pallas một chút.[12] Thậm chí, tại một số xung đối gần với cận điểm quỹ đạo, Iris có thể đạt cấp sao +6.7, bằng với độ sáng tối đa của Ceres.

Sự tự quay

Phân tích đường cong ánh sáng cho thấy Iris có hình dạng hơi góc cạnh. Điểm cực của nó hướng về tọa độ hoàng đạo (β, λ) = (10°, 20°) với khoảng chênh lệch 10°,[4] khiến trục quay của nó nghiêng 85°. Do đó, trên gần hết một bán cầu của Iris, Mặt Trời không mọc vào mùa hè và không lặn vào mùa đông. Đối với một vật thể không có khí quyển điều này dẫn đến sự khác biệt rất lớn về nhiệt độ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: 7_Iris http://adsabs.harvard.edu/abs/1993A&AS..101..621H http://adsabs.harvard.edu/abs/2002Icar..159..369K http://adsabs.harvard.edu/cgi-bin/nph-bib_query?bi... http://www.cfa.harvard.edu/iau/Ephemerides/Bright/... http://www.psi.edu/pds/archive/lc.html http://www.rni.helsinki.fi/~mjk/IcarPIII.pdf http://ssd.jpl.nasa.gov/sbdb.cgi?sstr=7 http://ssd.jpl.nasa.gov/sbdb.cgi?sstr=7;cad=1#cad http://hamilton.dm.unipi.it/astdys/index.php?pc=1.... http://jas.org.jo/ast.html